Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

Những lỗi thường gặp của máy pha cà phê

1. Máy pha Espresso không hoạt động
Một trong những lỗi nhiều barista thường gặp khi sử dụng máy pha đó là bật công tắc nhưng máy không có tín hiệu lên điện. Đối với sự cố này, đầu tiên các bạn cần phải tắt nguồn máy pha, sau đó kiểm tra lại nguồn cấp điện xem có dấu hiệu bị chập nguồn, cháy hay nguồn điện có hoạt động ổn định hay không.
Nếu nguồn điện không gặp vấn đề gì, các bạn hãy kiểm tra dây điện và phích cắm, vì rất có thể dây điện bị đứt hoặc chuột cắn khiến máy pha không thể khởi động được. Trong trường hợp dây điện và phích cắm có vấn đề thì các bạn chỉ cần thay dây mới là ổn.
Sau khi đã kiểm tra tất cả những nguyên nhân có thể khiến máy pha không thể khởi động nhưng không phát hiện ra vấn đề. Vậy thì các bạn hãy nhanh chóng liên hệ với đội ngũ kỹ thuật của nhà cung cấp để được hỗ trợ xử lý.

>>> Xem thêm các dòng máy pha cà phê chuyên nghiệp cho quán : http://phinviet.com/danh-muc/may-pha-ca-phe-cu/

2. Lỗi tụt áp suất hơi

Máy pha cà phê espresso có công suất thấp hoặc đã sử dụng trong một thời gian dài, sẽ gặp những biến động về lượng nước trong nồi hơi và gây ra lỗi tụt áp suất hơn. Thông thường nguyên nhân sẽ là do barista bơm nước vào nồi hơi nhiều hơn mức quy định của nhà sản xuất. Việc này dẫn đến thể tích hơi nước trong nồi hơi bị thấp hơn ban đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến việc áp suất máy bị tụt xuống, nhất là khi bạn vừa dùng đến vòi lên hơi. Tụt áp suất hơi này làm cho quá trình lên hơi sữa bị kém đi rất nhiều và không thể lên hơi 1 cách liên tục.

Khi máy pha cà phê espresso gặp lỗi tụt áp suất, các bạn hãy kiểm tra lại thanh cảm biến lượng nước trong nồi hơi. Nếu như thanh cảm biến khiến cho lượng nước được bơm vào nồi hơi quá nhiều, hãy điều chỉnh bằng cách cắm chúng xuống sâu hơn. Thao tác này sẽ giúp máy pha bơm ít nước hơn vào trong nồi hơi, có được khoảng trống lý tưởng để chứa hơi nước.

Mặc dù lỗi tụt áp suất trong nồi hơi khắc phục không quá phức tạp, tuy nhiên chúng tôi khuyên các bạn nên liên hệ với các chuyên gia kỹ thuật để được hướng dẫn xử lý sự cố chi tiết, tránh phát sinh thêm những lỗi đáng tiếc do thiếu hiểu biết về cấu tạo máy.



3. Nhiệt độ không đảm bảo, thiếu hụt nhiệt độ trong quá trình pha

Nhiệt độ nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng cà phê sau khi chiết xuất. Ly cà phê sẽ có hương vị tròn trịa và cân bằng nếu được chiết xuất ở nhiệt độ lý tưởng. Ngược lại nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ khiến các bạn không thể có được một ly espresso hoàn hảo.

Mọi barista chuyên nghiệp đều sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng tất cả những bước cần thiết trước khi chiết xuất cà phê như: làm nóng filter, dùng các chiếc cốc đã được sưởi ấm, làm nóng headgroup…

Nếu barista đã thực hiện đầy đủ các bước trên nhưng vẫn không đạt được nhiệt độ chiết suất lý tưởng. Điều đó có nghĩa là bộ điều khiển nhiệt độ của máy pha, bộ làm nóng trong boiler gặp vấn đề, ví dụ như bộ cảm biến nhiệt hoặc bộ đun nước bị đóng cặn…. Lúc này các bạn cần phải nhờ sự giúp đỡ của đội ngũ kỹ thuật để tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục.

4. Nước bị rò rỉ từ headgroup trong quá trình chiết xuất

Nguyên nhân gây rò rỉ nước từ head group trong quá trình chiết xuất là vì gioăng cao su đã bị chai cứng, độ đàn hồi bị giảm do sử dụng với cường độ lớn, nhiệt độ cao trong suốt thời gian dài. Gioăng cao su bị cứng sẽ khiến filter khó lắp vào headgroup, lắp không còn kín khiến nước dễ bị rò ra ngoài khi chiết xuất.


5. Vòi đánh hơi bị yếu

Vòi đánh hơi của máy pha yếu là do áp suất trong nồi hơi bị tụt, khiến hơi nước không đạt đến áp suất tiêu chuẩn đủ để đánh sữa. Do vậy ngoài việc kiểm tra lượng nước trong nồi hơi, các bạn cũng cần phải kiểm tra và vệ sinh vòi đánh hơi thường xuyên, nhằm đảm bảo chúng không bị tắc nghẽn.

6. Bơm của máy pha gây ra tiếng ồn

Bơm là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của chiếc máy pha espresso, nó không chỉ khó thay thế, mà còn tốn kém khoản chi phí không hề nhỏ mỗi khi xảy ra sự cố.
Trong quá trình sử dụng nếu bơm phát ra tiếng động lạ, thì ngay lập tức các bạn phải tắt máy bơm bằng công tắc điều khiển, kiểm tra lại nguồn cấp nước cho bơm, xem chúng liệu có đang hoạt động. Ngoài ra, kiểm tra lại đường ống, xem xét liệu có tắc nghẽn hay bị gấp khúc ở đoạn nào đó. Nếu như mọi thứ đều ổn, hạn chế việc bật thử máy bơm để tránh việc bị hư hỏng nặng thêm, hãy gọi đến những kỹ thuật viên để tham gia vào việc khắc phục tình hình. Thường xuyên lưu ý đến boiler và bơm của máy, vệ sinh và lưu ý việc chúng hoạt động ổn định, 2 bộ phận này ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của máy pha Espresso.
Hi vọng rằng với những cách khắc phục các lỗi cơ bản khi sử dụng máy pha cà phê espresso ở trên sẽ giúp việc sử dụng máy pha trở nên đơn giản, hiệu quả, nâng cao năng suất và kéo dài tuổi thọ của máy

Hoặc liên hệ với Phin Việt đẻ được tư vấn:
ĐT: 0979.755.388-094.554.8488
Đia chỉ: 2 ngõ 57 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
Next
This is the most recent post.
Bài đăng Cũ hơn

1 nhận xét:

  1. Cám ơn bài viết rất hay và ý nghĩa
    bao lưới đựng nông sản Công ty chuyên sản xuất các loại bao lưới đựng nông sản

    Trả lờiXóa

Copyright © 2012 Máy cho quán cà phê All Right Reserved